Những sai lầm khi ăn khiến giá đỗ thành thực phẩm gây hại cho sức khỏe con người

Giá đỗ là thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C và khoáng chất như amino axit, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, ăn giá đỗ không đúng cách cũng đem lại rất nhiều tác hại.

Bụng đang đói

Giá đỗ mang tính hàn, khi bụng đói mà ăn giá đỗ sẽ không tốt cho dạ dày.

Để phát huy tác dụng của giá đỗ bạn nên ăn cùng các thực phẩm khác trong bữa cơm.

Viêm dạ dày

Người bị viêm dạ dày mãn tính không nên ăn giá đỗ vì dễ làm bệnh nặng thêm, thậm chí có thể bị đau bụng đi ngoài nhiều lần dẫn đến mất nước, huyết khí ngừng trệ làm cơ bắp, khớp đau nhức, tỳ dạ dày yếu.

Người đang uống thuốc

Giá đỗ có khả năng giải độc, làm giảm tác dụng của các loại thuốc.

Do đó, nếu đang uống thuốc bạn không nên ăn giá đỗ.

Phụ nữ mang thai, cho con bú

Giá đỗ được làm ở nhiệt độ 35 độ C, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên ăn giá đỗ sống. Nếu muốn ăn nên chần qua nước sôi hoặc nấu chín.

Không kết hợp giá đỗ với gan lợn

Các nhà khoa học phân tích, trong 100g gan lợn có 2,5mg đồng.

Khi chế biến gan lợn cùng giá đỗ, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hoá, mất chất dinh dưỡng.

Mẹo nhận biết giá đỗ sạch, không chứa hóa chất

Giá đỗ sạch, không chứa hóa chất có thân ngắn, màu trắng nhạt, cọng giá cong queo, nhiều rễ và khó gẫy. Quan sát sẽ thấy cọng giá có phần lá mầm mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh.

Giá đỗ ngâm hóa chất có thân mập mạp, màu trắng ngần, ít rễ. Quan sát thì thấy 2 hạt mầm của cọng giá bị khép chặt lại.

Khi ăn, giá đỗ sạch sẽ cho vị thanh, mát và ngọt, sợi giá giòn, đặc và nhiều nước. Trong khi, giá ngâm hóa chất, thân hay bị xốp, khô hơn, ăn không thơm và không ngọt bằng. Thậm chí ngửi kĩ sẽ vẫn cảm nhận được mùi hóa chất còn ngấm lại.